Theo thống kê, cứ 1.000 trẻ được sinh ra thì có 8 trẻ mắc tim bẩm sinh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe sau này, thậm chí có nguy cơ gây tử vong.
Bệnh tim bẩm sinh là gì?
Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật về tim được hình thành từ trong bào thai (hình thành từ khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ) và các tật này thường tồn tại ngay cả sau khi trẻ được sinh ra. Dị tật tim bẩm sinh xuất hiện do các yếu tố gây rối loạn quá trình hình thành của tim và mạch máu.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh
- Yếu tố di truyền
Di truyền là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành dị tật bẩm sinh ở trẻ, đặc biệt là các dị tật về tim. Trẻ có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình bị tim bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trường hợp bố mẹ mang gen bệnh, dù không bị tim bẩm sinh thì sinh con vẫn có khả năng mắc bệnh cao.
- Do nhiễm độc thai
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ sử dụng một số loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, hoặc sử dụng kích thích như rượu, bia, chất kích thích thì trẻ sinh ra dễ bị dị tật tim bẩm sinh.
Bên cạnh đó, người mẹ làm việc trong thời gian dài ở môi trường độc hại cũng có thể bị nhiễm độc thai kỳ, dẫn đến dị tật bẩm sinh cho con.
- Mẹ nhiễm bệnh trong thời gian mang thai
Mẹ nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo,… trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ khiến trẻ dễ mắc các dị tật, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Mẹ bị đái tháo đường, Lupus ban đỏ trong thời gian mang thai cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh.
Các triệu chứng nhận biết trẻ mắc tim bẩm sinh
+ Biểu hiện tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh bao gồm: Khó thở, thở nhanh, thở co lõm, bú ít và ngừng nghỉ liên tục khi bú mẹ.
+ Trẻ được vài tháng tuổi trở lên sẽ có biểu hiện rõ rệt hơn: Thường xuyên ho, thở khò khè và hay bị viêm phổi.
+ Ngoài ra, trẻ có thể có một số biểu hiện đi kèm như thể chất chậm phát triển, da xanh xao, môi và đầu ngón chân, ngón tay chuyển màu tím khi trẻ khóc.
Dị tật tim bẩm sinh có thể đi kèm với các bệnh liên quan đến việc đột biến nhiễm sắc thể như Down, sứt môi, thiếu hoặc thừa ngón chân… Những trường hợp này cần được theo dõi đặc biệt để sớm phát hiện và điều trị những dị tật về tim bẩm sinh nếu có.
Cũng có một số trẻ mắc bệnh nhưng không có biểu hiện rõ rệt và chỉ tình cờ được phát hiện khi trẻ được đưa đi kiểm tra sức khoẻ hoặc đi khám bệnh khác.
Siêu âm tim thai: sàng lọc bệnh tim bẩm sinh bào thai
Tất cả các sản phụ cần khám thai định kỳ cũng như siêu âm tim thai ít nhất một lần trong thai kỳ của mình để tầm soát tim bẩm sinh cho thai nhi. Theo đó, siêu âm tim thai nhi thường cho kết quả chính xác vào tuần thứ 18 hoặc trễ hơn của thai kỳ.
Có khoảng 90% các dị tật có thể được phát hiện thông qua siêu âm tim thai. Tùy theo tình trạng mà bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp can thiệp tốt nhất, nhờ đó giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh.
Nếu đã bỏ lỡ việc siêu âm tim thai, cần siêu âm tầm soát ít nhất một lần cho trẻ ngay sau khi bé vừa chào đời hoặc trong tháng đầu tiên của trẻ.
Địa chỉ siêu âm tim thai uy tín tại Hà Nội
Một trong những băn khoăn lớn nhất của các cha mẹ chính là siêu âm tim thai ở đâu. Tại Caren – Siêu âm tim thai được thực hiện trực tiếp bởi ThS. BS. Nguyễn Trung Kiên (Phó Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chẩn đoán và can thiệp tim bẩm sinh, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu âm tim thai, sẽ mang lại kết quả chính xác cho mẹ bầu đến siêu âm tim thai tại Caren.
Mọi thắc mắc cũng như thông tin chi tiết, Quý khách hàng có thể liên hệ tại
Bình luận